Mề đay hay phong ngứa là một biểu thị phản ứng có thời hạn của da với đặc điểm mặt da xuất hiện nhiều mảng màu đỏ, sưng dày như vầng cơm cháy, cứng, ngứa, chung quanh vùng da bị thương tổn có nhưng đường viền màu trắng hoặc hồng. Đi kèm theo đó là những cơn ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa sau đó các đám sần lan rộng dần gây cảm giác rất khó chịu. Các vết mề đay không để lại sẹo tuy nhiên những biểu hiện của mề đay ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như thẩm mỹ trên da của bệnh nhân.
Nguyên Nhân
Theo y học hiện đại: có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa
Do phản ứng histamine dưới da
Do hàm lượng hydrocholoric acid trong dạ dày hạ thấp quá mức
Do thiếu vitamin B-complex
Do dị ứng bởi một số thực phẩm không thích hợp. Thường những thực phẩm sau đây dễ gây chứng mề đay: sữa bò, thịt bò, thịt gà, tôm, cua, sò ốc, rượu, bia…
Do dị ứng thuốc men, các loại thuốc và hóa thực phẩm sau đây dễ gây chứng mề đay mẩn ngứa: penicillin, aspirin, tartrazine, benzoate, chất hóa học dùng để tẩy rửa: thuốc tẩy, xà phòng, nước lau nhà…
Do vật chất dơ bẩn, môi trường ôi nhiễm, thời tiết khí hậu thất thường kích thích gây dị ứng.
Do chức năng tuyến giáp bị suy yếu hoặc kháng thể chống lại hoạt động của tuyến giáp.
Theo Đông y: Đông y học gọi mề đay là “Tầm ma chẩn” hay “Phong chẩn khối” liên quan đến 2 thể: Phong hàn và Phong nhiệt.
– Thể phong hàn: Khi tiếp xúc với khí hậu lạnh, nước lạnh thì nổi mề đay.
– Thể phong nhiệt: Khi tiếp xúc với khí hậu khô nóng mới nổi mề đay.
Đông y quan niệm, khi tạng phủ suy yếu, chức năng gan thận suy giảm không đào thải được độc tố ra ngoài cơ thể, vinh vệ khí bất hòa, ngoài tà xâm nhập, trong không sơ tiết, khí huyết lưu thông kém, uất tích ở bì phu mà thành bệnh.
|