Để có thể duy trì một chế độ ăn uống vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng vẫn giúp cho những người bị đau xương khớp không cảm thấy chán ăn vì các món ăn thường lặp đi lặp lại. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc 10 loại rau củ có công dụng hỗ trợ cực kì hiệu quả cho người bệnh xương khớp và rất dễ tìm ngay tại Việt Nam chúng ta.
Sau đây là 10 loại rau củ dùng rất tốt cho người thường hay bị đau nhức xương khớp
Tía tô
Có tính ấm, vị cay, không độc... Tác dụng tán hàn, giải biểu, hòa trung, trừ thấp, thông kinh lạc... Tía tô có khả năng trị ngoại cảm phong hàn, ho đàm, đau đầu nghẹt mũi hay đau mỏi vai gáy.
Cách dùng: Tía tô có thể dùng để nấu với cháo thịt hoặc cá, trứng, nấu cho chín nhừ rồi múc ra tô. Sau cho thêm một nhúm rau tía tô, hành, gừng, tiêu, những loại gia vị cay ấm và ăn lúc còn nóng cho ra mồ hôi.
Lá lốt
Nhờ vào đặc tính ấm và vị cay mà tía tô mang lại tác dụng trừ thấp, khử hàn, tiêu viêm, kiện tỳ, thông kinh lạc... Trị rất hiệu quả các chứng như thấp tý, phong hàn, đau cơ khớp vai gáy.
Bò lá lốt nướng
Cách dùng: lá lốt có thể được xào chung với thịt bò, thịt heo, gừng, tỏi, hành tây, hoặc nướng, om, bung, sắc với nước để uống.
Cải xanh
Cải xanh có vị cay ấm và giúp tăng hiệu quả tiêu đàm, kiện tỳ, ích thận, thanh phế quản, trừ ho… Dùng điều trị các triệu chứng như ho do ứ trệ đàm ở tạng phủ kinh lạc, bụng đầy, khó thở, nhức mỏi tay chân hay vai gáy.
Cách dùng: cải xanh ăn rất ngon khi được xào chung với cá rô, cá lóc hay thịt bằm, ngoài ra còn dùng để nấu canh, cho thêm ít gừng, tiêu cay ấm.
Rau tần ô (cải cúc)
Vị ngọt nhạt, ăn có cảm giác hơi the đắng một chút, tính mát, mùi thơm, công dụng kiện tỳ hóa đàm, giáng hỏa... Trị các chứng đau đầu, ngoại cảm nội thương gây nhức mỏi, ho khan, ho đàm...
Cách dùng: rau tần ô thường được dùng để nấu canh với cá lóc, cá khoai, cá thác lác, hoặc thịt nạc băm nhuyễn, có thể cho thêm các gia vị khác như hành, gừng, tiêu.
Hành tây
Có tính ấm, vị cay, không độc… Tác dụng giải biểu, kiện tỳ hóa thấp, thông dương, hòa trung… Trị hiệu quả các chứng cảm cúm, đau đầu, phong thấp khiến vai gáy nhức mỏi…
Hành tây xào thịt bò
Cách dùng: hành tây thường được hầm hoặc xào kết hợp với một số loại rau củ khác như khoai tây, cà rốt, xương thịt bò, gà ăn rất ngon.
Kinh giới
Có vị cay, tính ấm, mùi thơm, không độc. Tác dụng trừ thấp, khu phong giải biểu, giải độc... Trị thấp tý đau mỏi vai gáy, phong hàn, phát sốt, ho, nghẹt mũi,…
Cách dùng: cuốn chung với các loại thịt, cá, rau húng quế, kinh giới, tía tô và các loại rau thơm, chấm với nước mắm gừng.
Cải xoong
Tính mát, vị cay, không gây độc. Có tác dụng thông tiểu tiện, kiện tỳ hóa thấp,… Trị phong hàn, hư nhược, phong thấp, nhức mỏi cơ thể...
Cải xoong hầm thịt
Cách dùng: cải xoong có thể dùng nấu canh hoặc xào cùng với cá rô, cá lóc hay thịt nạc, thêm gừng, tiêu, các loại gia vị có tính cay ấm.
Kiệu
Tính ấm, vị cay đắng, tác dụng tán kết, thông dương, hành khí, bổ tỳ hóa thấp, thông ứ… Trị tốt các chứng tỳ khí hư khiến vai gáy đau mỏi, ngoại cảm hàn tà...
Cách dùng: Kiệu có thể được đem xào cùng với cật heo, kho cá bống để ăn nhiều lần hay nấu cháo đều rất tuyệt vời.
Bí đỏ
Có tính hơi ấm, vị ngọt và không chứa độc tố. Tác dụng giúp bổ trung ích khí, nhuận phế, thanh nhiệt… Hỗ trợ trị hiệu quả đau, nhức mỏi các khớp cơ hay ngoại cảm nội thương có kèm theo triệu chứng chóng mặt đau đầu…
Bí đỏ hầm xương
Cách dùng: bí đỏ phối hợp nấu canh, hầm hay xào với xương hoặc thịt bò, dê, gà đều rất bổ dưỡng.
Hoa thiên lý
Có tính bình, vị ngọt dịu. Tác dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, ích thận, tiêu viêm, giúp ngủ sâu, tinh thần thoải mái… Thường dùng để trị các chứng như ngoại tà, phong hàn thấp, khí huyết hư,...
Cách dùng: hoa thiên lý có thể xào với thịt bò, thịt gà hoặc hầm canh với tôm tép, cá thác lác, cá lóc, cá rô cùng các gia vị cay ấm.